Tin tức & Sự kiện

Hội thảo “Thập kỷ hành động vì ATGT đường bộ” khu vực châu Á: Hãy chung tay về một thế giới ATGT

Với chủ đề “ Hướng tới thập kỷ hành động vì ATGT (Towards a Decade of Action”, Hội thảo thường niên lần thứ 7 về ATGT đường bộ toàn cầu diễn ra  tại Singapore từ ngày 7-9/10 đã thu hút hơn 200 đại biểu đại diện cho 20 quốc gia tham dự. Hội thảo là sự hưởng ứng nhiệt thành của cộng đồng quốc tế trước khủng hoảng ATGT mà châu Á là biểu tượng hưởng ứng trong các thảo luận lần này.
Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội thảo về chương trình thẩm định An toàn giao thông đường bộ

Theo thống kê của Hiệp hội an toàn đường bộ toàn cầu (GRSP), mỗi năm thế giới có khoảng 1,2 triệu người chết do TNGT, số người bị thương có thể gấp 50 lần. Với sự gia tăng dân số, tăng trưởng kinh tế và những hệ lụy của nó, châu Á đang là những quốc gia phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về số người chết và thương vong do TNGT đường bộ gây ra.
Phát biểu tại phiên khai mạc, ông Choi Shing Kwok, một quan chức thuộc Bộ Giao thông Singapore cho rằng: “Chủ đề hội thảo lần này nhằm nhấn mạnh đến tính phù hợp và kịp thời trong việc duy trì các hành động, cũng như những giá trị trong hoạt động tập thể giữa các quốc gia với mục đích làm giảm số lượng thương vong do TNGT gây ra”. Giám đốc khu vực châu Á thuộc GRSP- ông Rob  Klein khẳng định: “Nếu chúng ta muốn đạt được mục tiêu của “Thập kỷ hành động” là giảm nhanh các vụ va chạm ở các nước thu nhập thấp và trung bình, thì tất cả mọi thành phần trong xã hội phải hành động nhiều hơn nữa”
Được khởi sướng bởi Tổ chức FIA, “Thập kỷ hành động ATGT đường bộ toàn cầu” được tổ chức tại Singapore nhằm thu hút sự chú ý, những hành động và huy động các nguồn lực cho vấn đề an toàn đường bộ ở mức độ toàn cầu, thông qua LHQ, các tổ chức quốc tế và các quốc gia. Chương trình cũng đang nhận được sự ủng hộ rộng rãi tại tất cả các quôc gia trên thế giới và đã và chứng minh rằng chúng đang có những hiệu quả rất lớn, nhất là ở các nước đang phát triển. Bởi vậy, ông Klein cho rằng, chúng ta cần tiếp tục đấu tranh vì an toàn đường bộ khi chúng ta tiếp tục cơ giới hoá và phát triển toàn diện môi trường giao thông. Trong bài phát biểu của mình, Klein đã đề nghị các thành viên tại hội thảo dành sự im lặng để ngẫm tới những nạn nhân của các vụ thiên tai gần đây trên khu vực như: động đất ở Indonesia, ngập lụt ở Philipines, bão lớn ở Nhật, sóng thần ở Samoa ….đã ảnh hưởng nặng nề tới nhiêu quốc gia như thế nào.
Tham gia hội thảo với tư cách là thành viên GRSP, Tổng giám đốc Cơ quan an toàn đường bộ Malaysia, ông Datuk Suret Singh trong bài phát biểu của mình cho rằng: ATGT là một vấn đề quan trọng như vậy, nhưng thật không may nó đã bị bỏ qua trong thời gian khá dài. Hơn 3% tổng thu nhập quốc nội trên thế giới đang bị mất đi bởi những tai nạn thương vong, nhưng đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng. TNGT gây ra một con số thương vong không thể thống kê và hệ lụy của nó cũng cực kỳ khủng khiếp: một vụ TNGT chỉ diễn ra trong vòng 3 giây nhưng thiệt hại và nỗi sợ lại ám ảnh người ta suốt đời.“Bây giờ là thời điểm thích hợp cho ATGT, bởi vì vấn đề đã được xác định trong thập kỷ hành động, tương tự như kết quả mà tổ chức an toàn đường bộ các nước ASEAN vừa nhóm họp trước khi diễn ra hội thảo này”, Datuk Suret Singh nói.
Theo gợi ý của Ban tổ chức, Hội thảo lần này đã tập trung cung cấp những hiểu biết cấp thiết và thực tế, cách giảm được đáng kể các vụ tai nạn giao thông bằng những hành động trên những địa bàn trọng yếu như: Nâng cao năng lực của chính phủ, các tổ chức trong việc tuân thủ, giáo dục, thu thập dữ liệu trên nhiều địa bàn khác nhau; nâng cao hệ thống giao thông và cơ sở hạn tầng nhằm giảm ách tắc giao thông với chi phí nhỏ nhất. Đồng thời nâng cao việc thu thập và nghiên cứu dự liệu để việc can thiệp ATGT có hiệu quả đáng kể; đặc biệt cần có ngay những hướng dẫn cụ thể như việc thắt dây an toàn cho người lớn và chú ý tới trẻ em mà nhiều quốc gia thực hiện gần đây.
Hội thảo cũng tạo cơ hội cho các quan chức chỉnh phủ, chuyên gia ATGT, các tổ chức nhân đạo, phi chính phủ và các đại diện của các công ty tư nhân chia sẻ kinh nghiệm, thành công bước đầu cũng như tìm ra giải pháp cho những thách thức khó khăn trong công tác bảo đảm trật tự ATGT.
Tại các phiên thảo luận nhóm trong khuôn khổ hội thảo chủ đề “Làm thế nào để giảm được TNGT” đã nhận được nhiều nhất sự chia sẻ, những kinh nghiệm, thành công và những thách thức đặt ra. Đáng chú ý là các bài tham luận trình bày tại hội thảo của các đại biểu đến từ Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Việt Nam...
Các tham luận đã lần lượt làm rõ các nội dung cụ thể như: Những kinh nghiệm thành công cụ thể là gì?. Hệ thống xử lý dữ liệu đáng tin cậy đã giúp các quốc gia giải quyết một cách hiệu quả hơn những thách thức về ATGT như thế nào? Đặc biệt, các báo cáo về quá trình đẩy mạnh những biện pháp đảm bảo ATGT như: sử dụng dây bảo hiểm, MBH, xử lý vấn về tốc độ, giảm tỉ lệ sử dụng chất kích thích khi điều khiển xe, lái xe hiệu quả an toàn, giảm thiểu thiệt hại tại một số quốc gia tiêu biểu ; kinh nghiệm thành công từ việc áp dụng bắt buộc sử dụng MBH ở Việt Nam và Campuchia; giảm thiểu tình trạng sử dụng chất kích thích trong khi điều khiển xe từ công tác giáo dục và thi hành Luật ở 2 thành phố của Trung Quốc; sáng kiến từ chương trình sủ dụng mũ bảo hiểm với sự tham gia của 111 cộng đồng ở Miền Bắc Thái Lan v.v... đã được thảo luận rất sôi nổi .
Nhân dịp này, các công ty, tập đoàn lớn như Shell, Ford, Renault, Honda, GM, Toyota và Michelin cũng cam kết sẽ tiếp tục có những hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho các chương trình về ATGT ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Tổng hợp những kết quả từ hội thảo, Ban tổ chức cho rằng, có nhiều kết quả ngoài dự kiến mà cuộc hội thảo lần này đã đạt được, đó là: đã tập hợp được những vấn đề mấu chốt về nguy cơ TNGT; đã tăng cường thêm sự hiểu biết lẫn nhau trong việc đẩy mạnh ATGT và khẳng định những cam kết hành động vì cuộc sống an toàn của mọi công dân toàn cầu.
LTH, VP Bộ GTVT


Các tin khác